Với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ kiến thức và công thức, Riviewer Tổng hợp công thức Vật Lý lớp 7 Học kì 1 – Học kì 2 đầy đủ, chi tiết được biên soạn theo từng chương. Hy vọng loạt bài này sẽ giúp bạn học tốt môn Vật Lý lớp 7.

A. Học kì 1 – Chương 1. Quang học
1. Tia sáng truyền tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng
2. Tia sáng truyền gặp gương phẳng truyền tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
3. Góc phản xạ bằng góc tới:
i = i’

Trong đó:
i là góc tới
i’ là góc phản xạ
NN’ là đường pháp tuyến
SI là tia tới
IR là tia phản xạ
Ví dụ:
Cho tia tới hợp với phương nằm ngang 1 góc 300. Hỏi góc tới và góc phản xạ bằng bao nhiêu ?

Góc tới bằng:
Mà góc phản xạ bằng góc tới nên:
B. Chương 2. Âm học
1. 130 dB là ngưỡng đau tai
2. Có tiếng vang khi âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất giây
3. Quãng đường và thời gian truyền âm
a. Quãng đường truyền âm = quãng đường âm tới + quãng đường âm phản xạ
Quãng đường âm tới = quãng đường âm phản xạ
b. Thời gian âm tới = thời gian âm phản xạ
Thời gian truyền âm = thời gian âm tới + thời gian âm phản xạ
Ví dụ:
Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s
Giải:
Để có tiếng vang trong không khí, thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng 1/15s. Trong khoảng thời gian 1/15s, âm đi được một quãng đường là
S = v.t = 340 . 1/15s = 22,7 m
Quãng đường âm đi và trở về bằng hai lần khoảng cách từ người đến núi. Vậy để nghe được tiếng vang cuả mình, phải đứng cách núi ít nhất:
d = 22,7 : 2 = 11,5 m
C. Học kì 2 – Chương 3. Điện học
1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

a. Cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch
I1 = I2 = I3
Trong đó:
I1 là cường độ dòng điện tại vị trí 1
I2 là cường độ dòng điện tại vị trí 2
I3 Là cường độ dòng điện tại vị trí 3
b. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
U13 = U12 + U23
Trong đó:
U13 là hiệu điện thế toàn mạch hay mạch chính
U12 là hiệu điện thế bóng đèn 1
U23 là hiệu điện thế bóng đèn 2
2. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song

a. cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
I = I1 = I2
I là cường độ dòng điện mạch chính
I1 là cường độ dòng điện qua bóng đèn 1
I2 là cường độ dòng điện qua bóng đèn 2
b. Hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song
UMN = U12 = U34
UMN là hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung M, N
U12 là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1
U34 là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 2
Vậy là bài Tổng hợp công thức Học kì 1 – Học kì 2 của Riviewer đã kết thúc rồi , qua bài học này mong các em sẽ tiếp thu hết các công thức của bài để từ đó làm bài dễ dàng hơn. Chúc các em làm bài thành công nhé!