Vật Lý 9: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Vật Lý 9: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Hôm nay các em hãy cùng Riviewer tìm hiểu bài Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua gồm các kiến thức cơ bản nào để có thể củng cố kĩ năng cũng như làm bài tập thật tốt, các em cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

– Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau

– Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

– Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.

Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.

2. QUY TẮC NẮM TAY PHẢI

Để xác định một cách thuận tiện chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện, ta sử dụng quy tắc nắm tay phải:

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Xác định chiều đường sức từ hay chiều dòng điện của ống dây

Bằng cách áp dụng quy tắc nắm tay phải ta có thể suy ra được:

– Chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện qua ống dây.

– Chiều dòng điện trong ống dây khi biết chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi có dòng điện chạy qua.

2. Xác định sự định hướng của nam châm thử khi đặt gần một ống dây có dòng điện chạy qua

– Vẽ đường sức từ của ống dây có dòng điện.

– Xác định chiều đường sức từ của ống dây theo quy tắc nắm tay phải.

– Xác định sự định hướng của nam châm thử theo quy tắc: Trục của kim nam châm thử trùng với tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đặt nó, chiều cực Bắc của nam châm thử trùng với chiều đường sức từ.

C. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: 

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ của dòng điện trong ống dây?

A. Dạng đường sức từ giống dạng đường sức từ của nam châm thẳng.

B. Chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải.

C. Các đường sức từ có thể cắt nhau.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Câu 2:

 Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua?

A. Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.

B. Đầu có tác đường sức từ đi vào là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.

C. Hai đầu của ống dây đều là cực Bắc.

D. Hai đầu của ống dây đều là cực Nam.

Đáp án: A

Câu 3: 

Khi đặt một nam châm thẳng gần ống dây, hiện tượng gi sẽ xảy ra?

A. Chúng luôn hút nhau.

B. Chúng luôn đẩy nhau.

C. Chúng không tương tác gì với nhau nếu trong ống dây không có dòng điện.

D. Trong mọi điều kiện chúng không bao giờ tương tác nhau.

Đáp án: C

Câu 4: 

Xét về phương diện từ, tại sao có thể coi một ống dây có dòng điện chạy qua tương đương với một nam châm thẳng?

A. Vì dạng từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua giống dạng từ phổ của nam châm thẳng.

B. Vì ống dây có dòng điện chạy qua có thể hút hoặc đẩy thanh nam châm đặt gần nó.

C. Vì khi hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau, chúng có thể hút hoặc đẩy nhau.

D. Cả ba lí giải trên đều đúng.

Đáp án: D

Bài học Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua của Riviewer giới thiệu đến các em đã kết thúc rồi, hy vọng các em sẽ tiếp thu bài để áp dụng trong việc học thật hiệu quả nhé!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0