Để chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới Riviewer gửi đến bài Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện để các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức trọng tâm bài học, luyện giải các dạng bài tập thành thạo. Mời các em cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP
– Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
– Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài
Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.
2. NAM CHÂM ĐIỆN

– Cấu tạo:
Cuộn dây dẫn, lõi sắt non
– Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:
+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây
+ Tăng số vòng dây của cuộn dây
– Ưu điểm so với nam châm vĩnh cửu:
+ Có thể thay đổi được độ mạnh, yếu của nam châm bằng cách tăng – giảm số vòng dây của nam châm hay cường độ dòng điện chạy qua vòng dây
+ Có thể tạo ra từ trường mạnh hơn nam châm vĩnh cửu
+ Có thể làm mất hoàn toàn từ tính của nam châm điện bằng cách ngắt dòng điện qua các vòng dây
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép, của nam châm điện và nam châm vĩnh cửu
– Sắt nhiễm từ mạnh hơn thép, nhưng thép duy trì từ tính lâu hơn sắt.
– Muốn chế tạo nam châm vĩnh cửu ta dùng thép và muốn chế tạo nam châm điện ta lại dùng sắt.
– Nam châm vĩnh cửu duy trì được từ tính lâu dài, không phụ thuộc vào việc có hay không có dòng điện.
– Nam châm điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua cuộn dây trong có lõi sắt. Khi ngắt dòng điện thì nam châm điện cũng mất hết từ tính.
C. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Điều nào sau đây đúng khi nói về sự nhiễm từ của sắt?
A. Sắt đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua, nó sẽ bị nhiễm từ.
B. Khi lõi sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ, nếu cắt dòng điện thì lõi sắt sẽ mất từ tính.
C. Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm từ của thép?
A. Khi đặt một lõi thép trong từ trường, lõi thép bị nhiễm từ.
B. Trong một điều kiện như nhau, thép nhiễm từ mạnh hơn sắt.
C. Khi đã bị nhiễm từ, thép duy trì từ tính yếu hơn sắt.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Đáp án: A
Câu 3:
Trong các giải thích vì sao một vật bị nhiễm từ sau đây, cách giải thích nào là hợp lí nhất.
A. Vật bị nhiễm từ là do chúng bị nóng lên.
B. Vật bị nhiễm từ là do có dòng điện chạy qua nó.
C. Vật bị nhiễm từ là do xung quanh Trái Đất luôn có từ trường.
D. Vật nào cũng cấu tạo từ các phân tử. Trong phân tử nào cũng có dòng điện nên về phương diện từ, mỗi phần tử có thể coi là một thanh nam châm rất bé. Khi vật đặt trong từ trường những thanh nam châm rất bé này sắp xếp có trật tự nên vật bị nhiễm từ.
Đáp án: D
Câu 4:
Trong nam châm điện lõi của nó thường được làm bằng
A. Cao su tổng hợp.
B. Đồng.
C. Sắt non.
D. Thép.
Đáp án: C
Vậy là chúng ta đã học xong nội dung kiến thức trọng tâm của bài Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện Riviewer, mong rằng những kiến thức này sẽ giúp các em làm bài hiệu quả nhé!