Lực điện từ được Riviewer sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lý thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 9. Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung bài nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.
2. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ – QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
Biết chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn thẳng, chiều đường sức từ, quy tắc bàn tay trái giúp ta xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
Quy tắc bàn tay trái:
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.

Chú ý:
+ Nếu dây dẫn đặt song song với đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên nó.
+ Thông thường, lực từ thường có tác dụng làm quay khung dây hoặc làm khung dây bị nén hay bị kéo dãn.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện?
A. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó.
B. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường cảm ứng từ thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó.
C. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường, ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có tác dụng lên đoạn dây dẫn.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Đáp án: A
Câu 2:
Nội dung quy tắc nắm bàn tay trái là:
A. Đặt bàn tay trái song song với các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90 o chỉ chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
B. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90 o chỉ chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
C. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều lực từ thì ngón cái choãi ra 90 o chỉ chiều dòng điện trong dây dẫn.
D. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu ngón tay cái choãi ra 90 o chỉ dòng điện thì chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
Đáp án: B
Câu 3:
Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng của lực từ lên khung dây có dòng điện?
A. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
B. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì không làm cho khung dây quay.
C. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường cảm ứng từ thì chỉ có tác dụng làm nén hoặc dãn khung dây.
D. Khi mặt phẳng khung dây đặt không vuông góc với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
Đáp án: B
Câu 4:
Muốn xác định được chiều của điện tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây.
B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực tại điểm đó.
C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.
D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực điện tại điểm đó.
Đáp án: C
Câu 5:
Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện
D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm
Đáp án: C
Như vậy Riviewer đã giới thiệu các bạn tài liệu bài Lực điện từ. Hy vọng các em học sinh sẽ tiếp thu và nâng cao giải bài thật tốt nhé!