Vật Lý 9: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Vật Lý 9: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là bài học được Riviewer sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lý thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 9. Vậy bài học này có những tài liệu hữu ích nào, mời các em cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Trong hình vẽ:

– là điểm tớiSI là tia tới

 IK là tia khúc xạ

– Đường NN’ vuông góc với mặt phẳng phân cách là pháp tuyến tại điểm tới

 \widehat {SIN}

 

Là góc tới, kí hiệu là i

\widehat {KIN'} 

Là góc khúc xạ, kí hiệu là r

– Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến là mặt phẳng tới.

2. SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG QUA HAI MÔI TRƯỜNG NƯỚC – KHÔNG KHÍ

– Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì:

+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới SI

+ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

– Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí thì:

+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

+ Góc khúc xạ lớn hơn góc tới

– Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm).

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: 

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

A. bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Đáp án: D

Câu 2: 

Pháp tuyến là đường thẳng

A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.

B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.

C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Đáp án: B

Câu 3: 

Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.

B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.

C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

D. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Đáp án: D

Câu 4: 

Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau?

A. Góc tới bằng góc khúc xạ và khác 0.

B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

C. Góc tới bằng 0.

D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: C

Bài học Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Riviewer giới thiệu đến các em đã kết thúc rồi. Chúc các em sẽ tiếp thu bài để áp dụng trong việc học thật hiệu quả nhé!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

WhyVN
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0