Các em thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, bài Điện trở của dây dẫn – Định luật ôm Riviewer gồm những lý thuyết và bài tập hữu ích nào. Mời các em học sinh cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. ĐỊNH LUẬT ÔM
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
– Công thức:
Trong đó:
+I: Cường độ dòng điện A
+ U: Hiệu điện thế V
+ R: Điện trở Ω.
Ta có:
1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A
– Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
– Với cùng một dây dẫn (cùng một điện trở) thì:
2. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN
– Trị số:
Không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
– Đơn vị:
– Kí hiệu điện trở trong hình vẽ:
– Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
– Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Đèn sáng yếu hơn bình thường.
B. Đèn không sáng.
C. Đèn sáng mạnh hơn bình thường và sẽ bị cháy.
D. Đèn sáng bình thường.
Đáp án: C
Câu 2:
Chọn phép đổi đơn vị đúng.
A. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ.
B. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω.
C. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ.
D. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ.
Đáp án: B
Câu 3:
Hãy sắp đặt theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.
A. Ampe, ôm, vôn.
B. Vôn, ôm, ampe.
C. Vôn, ampe, ôm.
D. Ôm, vôn, ampe.
Đáp án: C
Câu 4:
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
A. Điện trở
B. Chiều dài
C. Cường độ
D. Hiệu điện thế
Đáp án: A
Bài học Điện trở của dây dẫn – định luật ôm mà Riviewer giới thiệu đến các em đã kết thúc rồi. Trong bài học này, hy vọng các em sẽ tiếp thu bài để áp dụng trong việc học thật hiệu quả. Chúc các em học tập thật tốt!