Vật Lý 9: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Vật Lý 9: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều được Riviewer sưu tầm và muốn gửi đến các em học sinh để góp phần nào giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Vậy bài này có những kiến thức bổ ích nào, mời các em cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Dòng điện xoay chiều có các tác dụng tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ … như dòng điện một chiều

Lực từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

2. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU

– Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của Cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)

+ Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện

+ Vôn kế được mắc song song vào mạch điện

Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều.

Ví dụ:

Dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 3A khi chạy qua một dây dẫn tỏa ra một nhiệt lượng bằng nhiệt lượng khi cho dòng điện một chiều có cường độ dòng điện một chiều có cường độ 3A chạy qua dây dẫn đó trong cùng một thời gian.

– Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách giải thích các tác dụng của dòng điện xoay chiều

– Khi dòng điện xoay chiều đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn đó nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt.

– Khi dòng điện xoay chiều đi qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên, ta nói dòng điện có tác dụng phát sáng.

– Khi dòng điện xoay chiều có tác dụng lên nam châm làm cho nam châm quay, ta nói dòng điện có tác dụng từ.

2. Cách nhận biết các dụng cụ đo dòng điện xoay chiều

– Trên ampe kế có ghi chữ A hay mA, kí hiệu AC hay

– Trên vôn kế có ghi chữ V, kí hiệu AC hay ∼

Chú ý: 

Trên ampe kế và vôn kế đo dòng điện một chiều luôn có kí hiệu ở các núm “+” và “ – ”.

3. Cách đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng ampe kế

– Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của dòng điện cần đo.

– Hiệu chỉnh ampe kế trước khi đo.

– Mắc ampe kế nối tiếp vào đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của ampe kế).

– Số chỉ trên ampe kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị cường độ dòng điện trong mạch.

4. Cách đo hiệu điện thế xoay chiều bằng vôn kế

– Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của hiệu điện thế cần đo.

– Hiệu chỉnh vôn kế trước khi đo.

– Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của vôn kế).

– Số chỉ trên vôn kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

C. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: 

Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng

A. Quang và hóa

B. Từ và quang

C. Nhiệt và quang

D. Quang và cơ

Câu 2: 

Một bóng đèn có ghi 6V – 3W lần lượt mắc vào mạch điện một chiều, rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế 6V thì độ sáng của đèn ở

A. Mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều.

B. Mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều.

C. Mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W.

D. Cả hai mạch điện đều sáng như nhau.

Câu 3: 

Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế

A. Nối tiếp vào mạch điện

B. Nối tiếp vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện

C. Song song vào mạch điện

D. Song song vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện

Câu 4: 

Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều, ta mắc ampe kế

A. Nối tiếp vào mạch điện

B. Nối tiếp vào mạch sao cho chốt dương của ampe kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện

C. Song song vào mạch điện

D. Song song vào mạch sao cho chốt dương của ampe kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện

Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều được Riviewer biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9, Mong rằng những tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong việc học. Chúc các em áp dụng làm bài thành công!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0