Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc củng cố kiến thức cũng như hướng dẫn thực hiện các bài tập chưa được giải trên lớp. Bài Phương trình cân bằng nhiệt dưới đây của Riviewer sẽ đáp ứng mục tiêu trên và hỗ trợ học sinh trong việc giải các bài tập vật lý lớp 8. Mời các em cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. NGUYÊN LÝ TRUYỀN NHIỆT
Khi có 2 vật truyền nhiệt (trao đổi nhiệt) cho nhau thì:
– Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
– Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
– Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Ví dụ:
Thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một bể nước, ban đầu nhiệt độ của thỏi kim loại lớn hơn nhiệt độ của nước nên có sự trao đổi nhiệt:
Thanh kim loại tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ còn nước thu nhiệt để tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ của thanh kim loại và của nước ngang bằng nhau thì quá trình truyền nhiệt kết thúc.

2. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
Qtỏa ra = Qthu vào
Trong đó:
+ Qtỏa ra :
Tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra
+ Qthu vào :
Tổng nhiệt lượng của các vật thu vào
Lưu ý:
Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính bằng công thức: Q = c. m. ∆t nhưng trong đó
∆t = t1 – t2, với t1 là nhiệt độ ban đầu còn t2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.
B. TRẮC NGHIỆM
Bài 1:
Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:
A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.
C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.
Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật như nhau thì dừng lại
⇒ Đáp án A
Bài 2:
Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:
A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.
D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.
Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
⇒ Đáp án B
Bài 3:
Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi:
A. một vật đạt nhiệt độ 0oC
B. nhiệt độ hai vật bằng nhau.
C. nhiệt năng hai vật bằng nhau.
D. nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.
Lời giải:
Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
⇒ Đáp án B
Bài 4:
Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:
A. 0,47 g
B. 0,471 kg
C. 2 kg
D. 2 g
⇒ Đáp án B
Những kiến thức về bài Phương trình cân bằng nhiệt của Riviewer hy vọng sẽ giúp các em trong việc làm bài tập. Chúc các em học tập thật tốt nhé!