Công thức tính nhiệt lượng là một bài trong chương trình vật lý lớp 8 mà Riviewer mang đến cho các e tham khảo, với mong muốn giúp các em hiểu thêm về bài. Vậy bài học này có những gì các em cùng tìm hiểu nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. NHIỆT LƯỢNG MỘT VẬT THU VÀO ĐỂ NÓNG LÊN PHỤ THUỘC NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
– Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào:
+ Khối lượng
+ Độ tăng nhiệt độ của vật
+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
2. NHIỆT DUNG RIÊNG
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm
10C (1K)
– Ký hiệu: c
– Đơn vị: J/kg.K
3. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
Công thức tính nhiệt lượng thu vào:
Q = mcΔt = mc(t2–t1)
Trong đó:
+ m: khối lượng của vật (kg)
+ t2: nhiệt độ cuối của vật (0C)
+ t1: nhiệt độ đầu của vật (0C)
+ Δt = t2–t1: độ tăng nhiệt độ, tính ra 0C hoặc K
+ c: nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)
+ Q: nhiệt lượng thu vào của vật (J)
4. CHÚ Ý
Ngoài J, kJ đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng calo, kcalo
1kcalo = 1000calo; 1calo = 4,2J
B. TRẮC NGHIỆM
Bài 1:
Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:
A. khối lượng
B. độ tăng nhiệt độ của vật
C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
D. Cả 3 phương án trên
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào: khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật, nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
⇒ Đáp án D
Bài 2:
Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
Bình A chứa lượng nước ít nhất trong các bình ⇒ Trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất ⇒ Đáp án A
Đơn vị của nhiệt dung riêng là J/kg.K
⇒ Đáp án C
Bài 3:
Chọn phương án sai:
A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.
D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
⇒ Đáp án C
Bài 4:
Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:
A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
D. Không khẳng định được.
Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì
⇒ Đáp án B
Mong rằng sau bài học Công thức tính nhiệt lượng này Riviewer các em sẽ nắm vững trọng tâm bài học để từ đó làm bài tốt hơn. Chúc các em áp dụng bài vào các kì thi thật tốt.