Vật Lý 8: Chuyển động đều – Chuyển động không đều

Vật Lý 8: Chuyển động đều – Chuyển động không đều

Hôm nay Riviewer giới thiệu đến các em bài Chuyển động đều – Chuyển động không đều nằm trong chương trình giảng dạy Vật Lý lớp 8. Vậy bài học này có những gì các em cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. Chuyển động đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

2. Chuyển động không đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

3. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức:

{v_{tb}} = \dfrac{s}{t}

Trong đó

+ S: là quãng đường đi được

+ t: thời gian đi hết quãng đường đó.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 

1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Khi tính vận tốc trung bình cần lưu ý{v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}

Trong đó {s_1},{s_2},...,{s_n} và {t_1},{t_2},...,{t_n}

Là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.

2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị

– Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. chọn trục tung là Ox, trục hoành là Ot.

– Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:

x = {x_0} + s = {x_0} + v\left( {t - {t_0}} \right)

Trong đó:

+ “x0” : là toạ độ ban đầu của vật

+ “t0” : là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc.

– Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.

C. TRẮC NGHIỆM 

Bài 1: 

Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay… người ta nói đến

A. vận tốc tức thời.

B. vận tốc trung bình.

C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay … người ta nói đến vận tốc trung bình

⇒ Đáp án B

Bài 2: 

Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc

A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.

B. không đổi trong suốt quãng đường đi.

C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

⇒ Đáp án D

Bài 3: 

Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là:

A. 24 km/h

B. 32 km/h

C. 21,33 km/h

D. 26 km/h

⇒ Đáp án C

Hy vọng qua bài học Chuyển động đều – Chuyển động không đều này Riviewer các em sẽ củng cố được những kiến thức để áp dụng làm bài tốt hơn. Chúc các e học tập tốt nhé!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0