Hôm nay Riviewer sẽ giới thiệu, đến các em bài Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau bao gồm, lý thuyết và các bài tập khác nhau. Vậy chúng ta cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
2. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
Trong đó:

Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.
Chú ý:
Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.
3. BÌNH THÔNG NHAU

– Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
– Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
– Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.
– Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy ép dùng chất lỏng.
– Khi tác dụng một lực “ f” lên pittông nhỏ có diện tích “s” lực này gây áp suất
Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittông lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittông này.
Công thức máy ép dùng chất lỏng:
B. TRẮC NGHIỆM
Bài 1:
Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó
⇒ Đáp án A
Bài 2:
Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. p = d/h
B. p = d.h
C. p = d.V
D. p = h/d
Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h
⇒ Đáp án B
Bài 3:
Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên
Bài 4:
Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Không xác định được
Mực nước trong bình không đổi khi cục nước đá tan hết
⇒ Đáp án C
Qua bài học này Riviewer mong rằng các em sẽ tiếp thu kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học để áp dụng làm bài thật tốt nhé!