Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc củng cố kiến thức cũng như hướng dẫn thực hiện các bài tập chưa được giải trên lớp. Bài Sự nhiễm điện do cọ xát dưới đây của Riviewer sẽ đáp ứng mục tiêu trên và hỗ trợ học sinh trong việc giải các bài tập vật lý lớp 7. Mời các em cùng học nhé!

A. Lý thuyết
1. Thế nào là vật nhiễm điện
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
2. Sự nhiễm điện do co xát
Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện
Ví dụ:
Cọ xát một thước nhựa vào vải len
+ Nếu đưa chiếc thước nhựa đã bị nhiễm điện lại gần những mẩu giấy vụn ta thấy thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy đó.
+ Nếu đưa bút thử điện chạm vào thước nhựa thì bóng đèn trong bút thử điện sẽ lóe sáng.

3. Củng cố kiến thức bài học
Ví dụ:
Cánh quạt bị nhiễm điện do ma sát với không khí (Hiện tượng nhiễm điện do ma sát). Khi các hạt bụi có rất nhiều trong không khí lại gần cánh quạt, chúng bị nhiễm điện do cảm ứng. Nhờ vậy cánh quạt và các hạt bụi hút nhau, bụi dính vào cánh quạt. Lực hút của các phần tử nhiễm điện như trên gọi là lực hút tĩnh điện. Sau một thời gian lượng bụi càng ngày càng dày lên. Nếu quan sát ta thấy phần rìa cánh quạt chém vào không khí dính nhiều bụi nhất.
Câu hỏi:
Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện được treo trên giá bằng một sợi dây mềm. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?
Trả lời:
Thước nhựa hút thanh thuỷ tinh vì vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
Sơ đồ tư duy về sự nhiễm điện do cọ xát

B. Giải bài tập
Câu 1:
Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Hướng dẫn giải chi tiết
Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
Câu 2:
Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quát điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?
Hướng dẫn giải chi tiết
Khi ta thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi.
Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt.
Đặc biệt mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Những kiến thức về bài Sự nhiễm điện do cọ xát của Riviewer hy vọng sẽ giúp các em trong việc làm bài tập. Chúc các em học tập thật tốt nhé!