Vật lý 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Vật lý 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Các em học sinh thân mến! Hôm nay các em hãy cùng Riviewer tìm hiểu bài sự nóng chảy và sự đông đặc, gồm các kiến thức cơ bản nào để các em có thể củng cố kĩ năng cũng như làm bài tập thật tốt, các em cùng tham khảo nhé!

A. Lý thuyết 

1. Sự nóng chảy là gì?

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Ví dụ:

Ban đầu khi chưa thắp sáng, cây nến ở thể rắn. Khi thắp nến, phần ở đầu nến tiếp xúc với ngọn lửa nóng chuyển sang thể lỏng.

Viên nước đá (ở thể rắn) khi đưa từ nơi trữ lạnh ra ngoài không khí bị tan ra (thành thể lỏng)

2. Đặc điểm của sự nóng chảy

Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy

Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

3. Lưu ý

Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.

Ví dụ:

Thủy tinh hay nhựa đường trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của chúng là thay đổi (tiếp tục tăng).

4. Sự đông đặc là gì?

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ:

5. Đặc điểm của sự đông đặc

– Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

– Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

– Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

6. Mối liên hệ giữa quá trình đông đặc và quá trình nóng chảy

Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau.

7. Lưu ý

– Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.

– Đối với cùng một vật, nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy, gọi chung là nhiệt độ nóng chảy.

– Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy thì thể tích tăng, hay khi đông đặc thì thể tích giảm. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt như: đồng, gang hay nước thì khi đông đặc thể tích của chúng lại tăng.

– Các chất khi nóng chảy hay đông đặc mà gặp vật cản cũng gây ra một lực rất lớn.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: 

Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là

A.-80oC

B. 0oC

C. 800oC

D. 80oC

Câu 2: 

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước

B. Đốt một ngọn nến

C. Đốt một ngọn đèn dầu

D. Đúc một cái chuông đồng đồng

Câu 3: 

Ở nhiệt độ trong lớp học, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?

A. Thủy ngân

B. Nhôm.

C. Rượu

D. Nước

Câu 4: 

Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

A. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng

B. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định

C. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định

D. Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi

Đáp án

1.D – 2.C – 3.B – 4.A

Bài học sự nóng chảy và sự đông đặc mà Riviewer đã giới thiệu đến các em đã kết thúc rồi. Trong bài học này, hy vọng các em sẽ tiếp thu bài để áp dụng trong việc học thật hiệu quả. Chúc các em học tập thật tốt!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0