Hóa học 9: Tính chất hóa học của axit

Hóa học 9: Tính chất hóa học của axit

Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc củng cố kiến thức cũng như hướng dẫn thực hiện các bài tập chưa được giải trên lớp. Bài Tính chất hóa học của axit dưới đây của Riviewer sẽ đáp ứng mục tiêu trên và hỗ trợ học sinh trong việc giải các bài tập hóa học lớp 9. Mời các em cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. Phân loại axit

Dựa vào tính chất hóa học, phân loại thành:

Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,…

Axit trung bình: H3PO4

Axit yếu: H2CO3, H2SO3,…

Axit là hợp chất mà cấu tạo gồm có một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với một gốc axit

2. Tính chất hóa học của axit

a. Axit làm đổi màu chất chỉ thị

– Dung dịch axit làm quỳ chuyển thành màu đỏ

b. Axit tác dụng với kim loại

– Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại (trừ Cu, Ag, Au, Pt) tạo thành muối và giải phóng khí H2

Dãy hoạt động hóa học

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Điều kiện: kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Cu + HCl => không phản ứng

Dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2

c. Axit tác dụng với bazơ

– Axit tác dụng với bazơ tạo muối và nước

Ví dụ:

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

d.  Axit tác dụng với oxit bazơ

Axit tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

e. Axit tác dụng với muối

* Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau

+ Tạo ra chất khí

+ Tạo ra kết tủa

+ Tạo ra nước (hoặc axit yếu)

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

BaCO3 + HCl –> BaCl2 + H2CO3

Thực tế vì H2CO3 không bền => bị phân hủy luôn tạo thành CO2 và H2O nên phương trình đúng là

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

NaCl không phản ứng với axit H3PO4 vì không tạo ra kết tủa, chất khí hay axit yếu.

3. Axit mạnh, axit yếu

– Axit chia làm 2 loại là axit mạnh và axit yếu

+ Axit mạnh: HNO3, H2SO4, HCl

+ Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S

4. Phương pháp điều chế trực tiếp

a.  Đối với axit có oxi

Oxi axit + nước → axit tương ứng

N2O5+ H2O → 2HNO3

SO3+ H2O → H2SO4

Axit + muối → muối mới + axit mới

BaCl + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

b. Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)

Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2 ↑

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: 

Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là

A. Mg

B. CaCO3

C. MgCO3

D. Na2SO3

Câu 2: 

Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg.

B. Zn, Fe, Cu.

C. Zn, Fe, Al.

D. Fe, Zn, Ag

Câu 3: 

Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là

A. CO2, SO2, CuO.

B. SO2, Na2O, CaO.

C. CuO, Na2O, CaO.

D. CaO, SO2, CuO.

Câu 4: 

Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong:

A. Zn

B. Na2SO3

C. FeS

D. Na2CO3

Qua bài học Tính chất hóa học của axit của Riviewer hy vọng các em sẽ nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài một cách dễ dàng nhất. Chúc các em học tập thành công nhé!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0