Hóa học 9: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Hóa học 9: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Riviewer xin giới thiệu đến các em bài Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, vậy tài liệu này có những kiến thức bổ ích nào. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm sự ăn mòn kim loại

– Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng của hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại

a) Ảnh hưởng của các chất trong môi trường

– Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

b) Ảnh hưởng của nhiệt độ

– Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.

Ví dụ:

+ Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn

+ Đinh sắt trong nước có hòa tan oxi bị ăn mòn chậm

+ Đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị hòa tan nhanh

+ Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn

3. Phương pháp bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn

a) Ngăn không cho kim loại tác dụng với môi trường

– Sơn, mạ, bôi dầu mỡ,… lên bề mặt kim loại. Các chất này bền, bám chắc vào bề mặt của kim loại, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.

– Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn

Ví dụ:

+ Thép được bôi dầu mỡ

+ Sơn chống ăn mòn kết cấu thép các công trình trên biển

b) Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

Ví dụ: cho thêm thép vào các kim loại như crom, niken cũng làm tăng độ bền của thép với môi trường.

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

 Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại

A. O2.

B. CO2.

C. H2O.

D. N2.

Câu 2: 

Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, búa,… khi lao động xong con người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích

A. thể hiện tính cẩn thận của người lao động.

B. làm các thiết bị không bị gỉ.

C. để cho mau bén.

D. để sau này bán lại không bị lỗ.

Câu 3: 

Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng?

A. Ăn mòn hóa học là một quá trình phản ứng trong đó kim loại là chất bị ăn mòn.

B. Ăn mòn hóa học xảy ra tại bề mặt kim loại.

C. Ăn mòn hóa học càng mạnh khi nồng độ chất ăn mòn càng lớn và nhiệt độ càng cao.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: 

Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?

A. Al

B. Fe

C. Ca

D. Na

Hy vọng với tài liệu Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Riviewer sẽ giúp các bạn học sinh hiểu và nhớ được nội dung của bài. Chúc các bạn có thể vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập thành công!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

WhyVN
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0