Hóa học 9: Metan

Hóa học 9: Metan

Riviewer xin giới thiệu đến các em bài Hóa học 9: Metan, vậy tài liệu này có những kiến thức bổ ích nào. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than).

Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.

2. CẤU TẠO PHÂN TỬ

Công thức cấu tạo của metan:

Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết, đó là liên kết đơn.

Phân tử metan có 4 liên kết đơn

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA METAN

a. Tác dụng với oxi

Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

CH4 + 2O2to→ CO2 + 2H2O

Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

b. Tác dụng với clo khi có ánh sáng

CH4 + Cl2 → HCl + CH3Cl (metyl clorua)

Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế. Đây là phản ứng đặc trưng của liên kết đơn.

4. ỨNG DỤNG

Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.

Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:

CH4+ H2O → CO2 + H2

Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: 

Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng oxi hóa – khử.

D. Phản ứng phân hủy.

Câu 2: 

Các tính chất vật lí cơ bản của metan là:

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều tron nước

B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước

C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước

D. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước

Câu 3: 

Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách:

A. Đẩy không khí (ngửa bình)

B. Đẩy axit

C. Đẩy nước (úp bình)

D. Đẩy bazo

Câu 4: 

Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic hay không ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào say đây?

A. Nước cất

B. Nước vôi trong

C. Nước muối

D. Thuốc tím

Câu 5: 

Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:

A. Có bột sắt làm xúc tác

B. Có axit làm xúc tác

C. Có nhiệt độ

D. Có ánh sáng

Hy vọng với tài liệu Riviewer sẽ giúp các bạn học sinh hiểu và nhớ được nội dung của bài Hóa học 9: Metan. Chúc các bạn có thể vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập thành công!

Tags:

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0