Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc củng cố kiến thức cũng như hướng dẫn thực hiện các bài tập chưa được giải trên lớp. Bài Phản ứng hóa học dưới đây của Riviewer sẽ đáp ứng mục tiêu trên và hỗ trợ học sinh trong việc giải các bài tập hóa học lớp 8. Mời các em cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa Phản ứng hóa học
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)
Chất mới sinh ra là sản phẩm.
Phản ứng được viết theo phương trình chữ như sau:
Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
Ví dụ: Khí hidro + oxi → nước
Đọc là: Khí hidro tác dụng với oxi tạo ra nước
Canxi oxit + nước → canxihidroxit
Đọc là: canxi oxit tác dụng với nước sinh ra canxi hidroxit
Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
2. Diễn biến của phản ứng hóa học

Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hidro và khí oxi tạo thành nước
Quan sát sơ đồ cho ta biết:
Trước phản ứng: 2 nguyên từ H liên kết với nhau, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau
Sau phản ứng: 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O
Trong quá trình phản ứng: 4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O => vẫn giữ nguyên
Số phân tử trước phản ứng là: một phân tử oxi với 1 phân tử hidro, sau phản ứng số phân tử là 2 phân tử nước.
Kết luận: “Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”.
Chú ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tố khác.
3. Khi nào phản ứng xảy ra?
Muốn phản ứng được xảy ra: Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
Ví dụ: Ta pha nước đường, sử dụng đường cát sẽ dễ tan hơn sử dụng đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn.
Một số phản ứng hóa học muốn xảy ra được cần phải đun nóng đến nhiệt độ thích hợp.
Muốn phản ứng xảy ra cần có mặt chất xúc tác đối với một số phản ứng hóa học.
4. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng xảy ra?
Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.
Ví dụ: Cho vôi sống tác dụng với nước, phản ứng sinh ra nước vôi trong làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Dựa vào màu sắc, trạng thái, tính tan,…
Ví dụ: Khi sục khí cacbonic (CO2) vào dung dịch nước vôi trong ta quan sát được dung dịch bị vẩn đục.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Dấu hiệu của phản ứng hóa học
A. Thay đổi màu sắc
B. Tạo chất bay hơi
C. Tạo chất kết tủa
D. Tỏa nhiệt hoặc phát sáng
E. Tất cả đáp án
Câu 2:
Phản ứng hóa học là
A. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất
B. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác
C. Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới
D. Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất
Câu 3:
Cho phản ứng giữa khí nito và khí hidro trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra khí ammoniac. Chọn đáp án đúng
A. Tỉ lệ giữa khí nito và hidro là 1:3
B. Tỉ lệ giữa khí hidro và nito là 1:2
C. Tỉ lệ của nito và ammoniac là 1:2
D. Không có đáp án đúng
Câu 4:
Chọn đáp án đúng
Thả một mảnh sắt vào dung dịch axit clohidric thấy sinh ra khí
A.Khí đó là khí clo
B.Khí cần tìm là khí hidro
C.Thấy có nhiều hơn một khí
D.Không xác định
Qua bài học Phản ứng hóa học của Riviewer hy vọng các em sẽ nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài một cách dễ dàng nhất. Chúc các em học tập thành công nhé!