Nhằm hỗ trợ cho việc học của các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, Riviewer xin giới thiệu tài liệu với nội dung đúc kết của toàn bài Hóa trị. Mời các em học sinh tham khảo để hiểu quy tắc hóa trị nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. Cách xác định
– Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử)
– Quy ước: hóa trị của H là 1 ⇒ lấy làm đơn vị, hóa trị của các nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) được xác định bằng số nguyên tử H mà nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) có thể liên kết
2. Quy tắc hóa trị:
– AxaByb với x, y: chỉ số
a, b: hóa trị của nguyên tố A, B
– Theo quy tắc hóa trị: x × a = y × b
Ví dụ: Từ công thức hóa học của hợp chất FeIII(OH)3I, ta có: 1 x III = 3 x I
3. Vận dụng
a. Tính hóa trị của một nguyên tố:
Ví dụ: tính của Cu trong Cu(OH)2, biết nhóm OH hóa trị 1.
Gọi hóa trị của Cu là a, theo quy tắc: a x 1 = I x 2, suy ra a = III
b. Lập công thức hóa học theo hóa trị
Cách làm:
Lập công thức chung dạng AxBy
Áp dụng quy tắc lập tỉ lệ
Nếu tỷ lệ này là phân số tối giản thì lấy x = a; y = b
Ví dụ: lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sắt hóa trị III và oxi.
Viết công thức dạng chung: FexOy
Theo quy tắc hóa trị: x × III = y × II
Chuyển thành tỷ lệ:
Vì vậy, lấy x = 2; y = 3
Công thức hóa học của hợp chất: Fe2O3
Ví dụ: lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi đồng hóa trị II và nhóm SO4 hóa trị II
– Viết công thức chung dạng:
Cux(SO4)y
– Theo quy tắc:
x × II = y × II
– Chuyển thành tỉ lệ:
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Tính hóa trị của C trong CO biết Oxi hóa trị là II
A. I
B. II
C. III
D. Không xác định
Câu 2:
Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai
A. NaOH
B. CuOH
C. KOH
D. Fe(OH)3
Câu 3:
Bari có hóa trị II. Chọn công thức sai
A. BaSO4
B. BaO
C. BaCl
D. Ba(OH)2
Câu 4:
Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe
D. FeCl3
Hy vọng với tài liệu Hóa trị Riviewer giúp các bạn học sinh hiểu và nhớ được nội dung của bài. Chúc các bạn có thể vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập thành công!