Để chuẩn bị cho kì thi sắp tới Riviewer xin giới thiệu, đến các em bài học Dung dịch tổng hợp các câu hỏi lý thuyết trong chương trình giảng dạy môn hóa học lớp 8. Mời các em học sinh cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. Dung dịch, dung môi chất tan
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
Ví dụ 1:
Đường tan trong nước tạo thành nước đường.
Dung dịch: nước đường
Dung môi: nước
Chất tan: đường
Ví dụ 2:
Dầu ăn không hòa tan trong nước nhưng lại tan trong dung môi hữu cơ như xăng, CH4,…..
2. Dung dịch chưa bão hòa – Bão hòa
a. Định nghĩa
Ở một nhiệt độ xác định:
Dung dịch chưa bão hòa là hỗn hợp có thể hòa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hòa là hỗn hợp không thể hòa tan thêm chất tan.
b. Ví dụ
Cho đường vào nước.
Lúc đầu đường tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa. Tiếp tục cho thêm đường vào nước đến khi đường không tan nữa. Khi đó ta được dung dịch bão hòa (không thể hòa tan thêm đường nữa).
2. Cách làm tăng quá trình hòa tan chất rắn
Muốn quá trình hòa tan chất rắn diễn ra nhanh hơn, ta có thể thực hiện một trong những cách sau (hoặc áp dụng đồng thời):
a. Khuấy dung dịch
Khuấy dung dịch tạp ra tiếp xúc mới giữa các phân tử chất rắn và các phân tử nước.
b. Đun nóng
Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn => sự hòa tan diên ra nhanh hơn.
c. Nghiền nhỏ chất tan:
Làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất tan và các phân tử nước => kích thước của vật càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.
C. Trắc nghiệm
Câu 1:
Dung dịch là
A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.
B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.
C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan.
D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Khi hòa tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì
A. chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
B. chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
C. nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Lời giải:
chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, cũng như nước có thể tan vô hạn trong rượu etylic.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Dầu ăn có thể hòa tan trong
A. nước.
B. nước muối.
C. xăng.
D. nước đường.
Lời giải:
Dầu ăn có thể hòa tan trong xăng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Chất tan tồn tại ở dạng
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất hơi
D. Chất rắn, lỏng, khí
Lời giải:
Chất tan có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí
Ví dụ: muối ăn tan trong nước, dầu ăn tan trong xăng, khí oxi tan trong nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là
A. Nước và đường
B. Dầu ăn và xăng
C. Rượu và nước
D. Dầu ăn và cát
Đáp án cần chọn là: D
Bài học Dung dịch mà Riviewer giới thiệu đến đã kết thúc rồi, hy vọng các em sẽ tiếp thu để áp dụng học tập thật tốt nhé!