Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy được Riviewer biên soạn tóm tắt với đầy đủ nội dung cơ bản, giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nhé!

A .LÝ THUYẾT
1. Điều chế oxi
a. Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo phương trình:
2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
b. Trong công nghiệp
– Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (- 196°C ) sau đó là Oxi ( – 183°C)
– Sản xuất từ nước: điện phân nước
2. Phản ứng phân hủy
Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.
Ví dụ: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Các chất dung để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là
A. KClO3
B. KMnO4
C. CaCO3
D. Cả A & B
Câu 2:
Tổng hệ số của chất tham gia và sản phẩm là
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
A. 2&5
B. 5&2
C. 2&2
D. 2&3
Câu 3:
Có những cách nào điều chế oxi trong công nghiệp
A. Dùng nghiên liệu là không khí
B. Dùng nước làm nguyên liệu
C. Cách nào cũng được
D. A&B
Câu 4:
Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí ở đktc
A. 4,8 l
B. 3,36 l
C. 2,24 l
D. 3,2 l
Qua bài học Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy của Riviewer hy vọng các em sẽ nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài một cách dễ dàng nhất. Chúc các em học tập thành công nhé!