Đo thể tích vật rắn không thấm nước – Vật Lý 6

Đo thể tích vật rắn không thấm nước – Vật Lý 6

Đo thể tích vật rắn không thấm nước là bài học trong chương trình Vật lý lớp 6. Vậy trong bài học này tổng hợp những kiến thức nào. Các em và quý thầy cô hãy cùng Riviewer tìm hiểu nhé!

A. Lý thuyết

1.Bảng đơn vị đo thể tích và cách quy đổi các đơn vị đo 

Đo thể tích vật rắn không thấm nước cần dựa trên đơn vị đo chuẩn. Đơn vị đo luôn phải gắn liền với việc đo thể tích vật rắn. Vậy bảng dưới đây cung cấp đủ các đơn vị và cách quy đổi đơn vị đo 

Bảng đơn vị đo thể tích chất lỏng dưới đây giúp các em dễ dàng quy đổi, tính toán hơn khi gặp những con số quá to. Do có trường hợp các bạn học sinh biết cách đo thể tích vật rắn nhưng quy đổi sai vẫn dẫn đến kết quả cuối cùng chưa chính xác. Vậy hãy lưu lại ngay bảng quy đổi các đơn vị đo thể tích dưới đây. 

Bảng quy đổi đơn vị đo thể tích chất lỏng. (Ảnh: Monkey)

Cách quy đổi các đơn vị đo thể tích: 

Qua bảng trên ta thấy:

Mỗi đơn vị thể tích liền nhau hơn hoặc kém nhau 1000 lần

Nếu đổi đơn vị thể tích từ đơn vị lớn hơn sang bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 1000.

Ví dụ:

2  m³ = 2×1000 = 2000  dm³

Nếu đổi đơn vị thể tích từ bé hơn sang lớn hơn liền kề, ta chia số đó với 1000.

Ví dụ:

1000 cm³ = 1 dm³

Thứ tự đơn vị đo từ lớn đến bé theo thứ tự từ trái sang phải như hình bên trên ( m³>  dm³ >  cm³ >  mm³) 

Một số công thức quy đổi khác cần nhớ: 

1 lít = 1 dm³, 1 ml = 1 cm³ (hay còn gọi là 1cc) 

1 L = 1000 ML 

1 L = 1000 cm³; 1 cm³= 0,001 L 

1 L = 1 dm³

1 L = 0, 001 m³ , 1 m³ = 1000 L 

2. Đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước

Muốn đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta có thể dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn.

 a) Dùng bình chia độ

Khi dùng bình chia độ thì nhớ đổ đủ nước vào bình (sao cho khi thả vật vào thì vật được ngập hoàn toàn trong nước). Khi đó thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

Thể tích của vật được tính bằng công thức:

Vvật = V2 – V1

Trong đó:

V1 là thể tích của nước khi chưa thả vật vào trong bình chia độ.

 V2 là thể tích của nước và vật khi thả vật vào trong bình chia độ.

Ví dụ: 

Thể tích của nước khi chưa thả viên đá vào trong bình chia độ là V1 = 150 cm3

Thể tích của nước và viên đá khi thả viên đá vào trong bình chia độ là V2 = 200 cm3

Thể tích của viên đá là: Vđá = V2 – V= 200 – 150 = 50 cm3

b) Dùng bình tràn

Ta thường sử dụng phương pháp bình tràn khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.

Khi dùng bình tràn thì nhớ trước khi thả vật vào bình tràn thì phải đổ nước cho đầy bình tràn và hứng hết toàn bộ nước tràn ra vào bình chia độ, không được để nước đổ ra ngoài. Vì nếu đổ nước chứa đầy bình tràn hay nước bị đổ ra ngoài thì kết quả đo sẽ không chính xác. Khi đó thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật:

Vvật = Vnước tràn ra ở trong bình chia độ

3. Chú ý

Khi đo thể tích của vật không thấm nước và chìm được trong nước thì ta cần chú ý:

– Nếu vật nhỏ hơn bình chia độ thì ta nên dùng bình chia độ chứ không nên dùng bình tràn để việc thực hiện đơn giản và chính xác.

– Nếu vật lớn hơn bình chia độ thì ta phải dùng bình tràn, tất nhiên cũng phải dùng thêm bình chia độ.

B. Trắc nghiệm

Bài 1:

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng

A. thể tích bình chứa.

B. thể tích bình tràn.

C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

D. thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

⇒ Đáp án C

Bài 2:

Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ

A. Vrắn = Vlỏng – rắn – Vlỏng

B. Vrắn = Vlỏng + rắn – Vlỏng

C. Vrắn = Vlỏng – rắn + Vlỏng

D. Vrắn = Vlỏng + rắn + Vlỏng

Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ là Vrắn = Vlỏng + rắn – Vlỏng

⇒ Đáp án B

Bài 3:

Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 10 ml

B. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 2 ml

C. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 5 ml

D. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml

Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml

⇒ Đáp án D

Bài 4:

Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 50 cm3 nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 100 cm3. Vậy thể tích vật rắn là:

A. 50 cm3      B. 150 cm3

C. 96 cm3      D. 100 cm3

Thể tích nước dâng lên thêm là thể tích của vật.

Lúc đầu thể tích nước là 50 cm3, sau khi cho vật vào thì thể tích là 100 cm3 ⇒ dâng thêm 50 cm3 

⇒ Đáp án A

Mong rằng qua bài học đo thể tích vật rắn không thấm nước của Riviewer sẽ giúp các em hiểu và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

WhyVN
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0